Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
ĐỀ CƯƠNG KỸ THUẬT XÂY DỰNG QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI XÃ THƯỢNG LONG THỜI KỲ 2021-2030
Ngày cập nhật 13/10/2020

ĐỀ CƯƠNG KỸ THUẬT VÀ DỰ TOÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ THƯỢNG LONG,HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THỜI KỲ 2021-2030

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

 

Thượng Long là một xã miền núi, nằm ở phía Tây Nam của huyện Nam Đông, có tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 5.068,0 ha[1] với hơn 96,6% là diện tích đất nông nghiệp (trong đó đất lâm nghiệp chiếm đến 85,8% đất nông nghiệp), là địa phương sản xuất nông nghiệp thuần túy, cộng đồng dân cư có 2 dân tộc sinh sống là Kinh và Cơ Tu, trong đó dân tộc Cơ Tu chiếm đến 96% dân số toàn xã.

Trước năm 2010, Thượng Long là một trong 7 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh, tuy nhiên từ năm 2010 đến nay, bằng nhiều biện pháp, giải pháp, địa phương đã từng bước làm tốt công tác giảm nghèo bền vững có hiệu quả. Với sự đầu tư của nhà nước, địa phương đối với các xã đặc biệt khó khăn thì hiện nay điều kiện cơ sở hạ tầng của xã Thương Long như điện, nước, trường, trạm khá tốt, đặc biệt đường giao đi lại rất thuận lợi và được nhựa thảm và bê tông hóa đến xã, tận thôn bản. Trong các năm trở lại đây, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Thương Long đang tập trung từng bước phát triển kinh tế xã hội một cách toàn diện,  phấn đấu đạt các tiêu chí về Nông thôn mới để phấn đấu trở thành xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Là một trong 3 xã còn lại của huyện Nam Đông chưa được công nhận xã Nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 (cùng với Thượng Nhật, Hương Hữu) đây là áp lực không nhỏ đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã, nhưng cũng là động lực quan trọng để tạo sự chuyển biến bứt phá mạnh mẽ của địa phương trong việcphấn đấu hoàn thành và đạt các chỉ tiêu về Nông thôn mới nhằm sớm đưa xã Thượng Long trở thành xã đạt chuẩn Nông thôn mới của huyện trong thời kỳ 2021-2030.

Với mục tiêu và định hướng trên, thực hiện chủ trương của UBND huyện Nam Đông tại văn bản số 913/UBND-TCKH ngày 21/7/2020 về giao nhiệm vụ lập Quy hoạch xây dựng NTM các xã thuộc huyện Nam Đông thời kỳ 2021-2030, UBND xã Thượng Long tiến hành lập đề cương và dự toán kinh phí trình UBND huyện Nam Đông thẩm định, phê duyệt, cấp vốn để có cơ sở "Lập Quy hoạch xây dựng NTM xã Thượng Long thời kỳ 2021-2030".

 

PHẦN THỨ NHẤT

ĐỀ CƯƠNG KỸ THUẬT

XÂY DỰNG QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI XÃ THƯỢNG LONG

 THỜI KỲ 2021-2030

I. Tên nhiệm vụ, chủ đầu tư, nguồn vốn, thời kỳ lập quy hoạch

1. Tên nhiệm vụ: Lập quy hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Thượng Long thời kỳ 2021-2030.

2. Cơ quan chủ quản và chủ đầu tư

- Cơ quan chủ quản: UBND huyện Nam Đông.

- Cơ quan chủ đầu tư: UBND xã Thượng Long.

3. Nguồn vốn: Vốn ngân sách địa phương về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới.

4. Thời kỳ quy  hoạch:

- Thời kỳ quy hoạch: 10 năm, 2021-2030

- Kỳ kế hoạch: 5 năm (2021-2025, 2026-2030)

II. Các căn cứ lập quy hoạch

- Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Kết luận số 54-KL/TW ngày 07 ngày 8 tháng 2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017;

- Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019;

- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 của chính phủ về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn;

- Thông tư số số 20/2019/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;

- Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 07 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân huyện Nam Đông về dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch đầu tư công năm 2021 của huyện Nam Đông;

- Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 07 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân huyện Nam Đông về dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch đầu tư công năm 2021 của huyện Nam Đông;

- Chương trình hành động số 69-CTr/TU ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Tỉnh Ủy thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Kế hoạch số 139-KH/HU của Huyện ủy Nam Đông ngày 06 tháng 4 năm 2020 kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 69-CTr/TU của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.

- Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 10/8/2020 của Ủy ban nhân dân huyện Nam Đông về triển khai Kế hoạch của Huyện uỷ thực hiện Chương trình hành động số 69-CTr/TU của Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Nam Đông lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025.

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Thượng Long lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020-2025.

- Công văn số 915/UBND-TCKH ngày 21/7/2020 của UBND huyện Nam Đông về việc giao nhiệm vụ lập Quy hoạch xây dựng NTM các xã thuộc huyện Nam Đông thời kỳ 2021-2030.

III. NỘI DUNG LẬP QUY HOẠCH

III.1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN XÂY DỰNG NTM CỦA XÃ THỜI KỲ 2011-2020

1. Đánh giá kết quả tổ chức thực hiện việc xây dựng NTM trên địa bàn xã thời kỳ 2011-2020

- Đánh giá, phân tích kết quả 10 năm phát triển KTXH và thực hiện xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn xã.

2. Những tồn tại, hạn chế, bài học kinh nghiệm và đề xuất định hướng

III.2. LẬP QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ THƯỢNG LONG THỜI KỲ 2021-2030

1. Lập nhiệm vụ quy hoạch NTM xã Thượng Long thời kỳ 2021-2030

1.1. Tên đồ án; Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch;

1.2. Mục tiêu yêu cầu về nội dung quy hoạch xây dựng Nông thôn mới;

1.3. Dự báo quy mô dân số, đất đai, quy mô xây dựng;

1.4. Nhu cầu tổ chức không gian (sản xuất, sinh sống, trung tâm; phát triển mới và cải tạo chỉnh trang thôn, bản);

1.5. Yêu cầu phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thủy lợi, điện, nước, trụ sở, trường học, y tế, bưu điện,....);

1.6. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu;

1.7. Hồ sơ sản phẩm của đồ án;

1.8. Kinh phí; Tiến độ, trách nhiệm thực hiện đồ án.

2. Lập đồ án quy hoạch NTM xã Thượng Long thời kỳ 2021-2030

2.1. Phân tích và đánh giá hiện trạng tổng hp

a) Phân tích và đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:

- Hiện trạng về điều kiện tự nhiên (đặc điểm địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, khoán sản...), môi trường và các hệ sinh thái để từ đó xác định nguồn lực và tiềm năng phát triển. Vấn đề thiên tai, nguyên nhân và dự báo nguy cơ thiên tai.

- Hiện trạng tài nguyên:

i) Tài nguyên đất (số lượng, sự phân bố các loại đất);

ii) Tài nguyên rừng (diện tích, trữ lượng, sản lượng theo 3 loại rừng, theo nguồn gốc rừng tự nhiên, rừng trồng, chủ quản lý);

iii) Tài nguyên nước: nguồn nước mặt, nước ngầm, ao hồ, đập (dung tích chứa, lưu lượng...)

- Đánh giá về môi trường sinh thái: Môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn, khói bụi,... các nguồn gây ô nhiễm ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng, người dân; Rác thải sinh hoạt và công nghiệp, vấn đề thu gom, xử lý.

b) Phân tích đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội:

- Dân số, dân tộc và lao động: tổng số, cơ cấu theo độ tuổi, giới, lao động được đào tạo; tỷ lệ tăng dân số (cơ học, tự nhiên).

- Thực trạng kinh tế: cơ cấu kinh tế của xã, tình hình phát triển kinh tế theo các lĩnh vực sản xuất (nông lâm thủy sản, tiểu thu công nghiệp, hoạt động ngành nghề...); các chỉ tiêu KTXH (tổng thu nhập, bình quân đầu người, tỷ lệ hộ giàu, nghèo); y tế, giáo dục.

- Văn hóa, giáo dục, y tế và môi trường:

i) Các hoạt động văn hóa, tỷ lệ thôn bản, hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa; đặc điểm tôn giáo, tín ngưỡng; đặc điểm văn há, phong tục tập quán, tiềm năng khai thác, phát huy các giá trị văn óa, tôn giáo, tín ngưỡng...;

ii) Hoạt động y tế: lực lượng đội ngũ y bác sỹ, kết quả khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân; tình hình dịch bệnh và phòng ngừa dịch bệnh tại cơ sở.

iii) Về môi trường đánh giá việc thu gom xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt, chất thải rắn; Hệ thống nghĩa trang đang sử dụng (quy mô, diện tích, chỉ số an toàn); tỷ lệ và mật độ cây xanh/đầu người.

c) Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất.

- Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất theo mẫu quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT.

-  Nhận xét đánh giá về cơ cấu sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất, các vấn đề về sử dụng đất đang tồn tại cần giải quyết. Đánh giá thuận lợi, không thuận lợi cho việc phát triển, xây dựng.

d) Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội:

- Hiện trạng cơ sở hạ tầng xã hội:

i) Công trình công cộng: diện tích, chất lượng các công trình và đánh giá tình hình sử dụng các công trình công cộng (cơ quan, trường học, trạm y tế, chợ, nhà văn hóa...). Kiến trúc cảnh quan các công trình, nhóm công trình. Đánh giá về khả năng phục vụ và khả năng đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí.

ii)  Thôn, bản và nhà ở: Hiện trạng không gian ở thôn, bản (mật độ xây dựng, kiến trúc cảnh quan và đường làng ngõ xóm...), hiện trạng khuôn viên mỗi hộ (nhà ở thuần nông, nhà ở kết hợp dịch vụ, nhà ở kết hợp sản xuất;...), hiện trạng nhà ở (các loại nhà: Kiên cố, bán kiên cố, nhà tạm; kiến trúc; vật liệu;...).

iii)  Các công trình tôn giáo tín ngưỡng (đình, đền chùa....).

iv) Cảnh quan, môi trường tự nhiên có giá trị (sông, núi, cây cổ thụ, giếng nước...).

Đánh giá các giá trị, tính đặc thù, tính phổ biến và khả năng khai thác các giá trị về kiến trúc, cảnh quan.

- Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi trường:

Nêu rõ các nội dung chính về hiện trạng hệ thống HTKT gồm cả công trình ngoài khu dân cư

+ San nền thoát nước mưa.

+ Giao thông: tổng chiều dài các cấp đường, chất lượng và tình hình quản lý (đường liên huyện, liên xã, đường thôn xóm, đường giao thông nội đồng).

+ Cấp nước: cần nêu được nguồn cấp nước, số hộ sử dụng nước, số hộ chưa sử dụng nước, tổng số km đường ống cấp nước.

+ Cấp điện: nguồn cấp điện, số hộ sử dụng điện, số hộ chưa sử dụng điện, tổng số km đường điện (điêbh sinh hoạt, chiếu sáng), số trạm biến áp cần bổ sung, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu cần sử dụng điện sinh hoạt, điện chiếu sáng.

+ Thủy lợi: tổng số km kênh mương, chất lượng, diện tích được tưới tiêu và đánh giá tình hình quản lý sử dụng.

+ Thoát nước và VSMT, nghĩa trang....

Đánh giá về khả năng phục vụ, khả năng đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí, các ưu điểm, các vấn đề tồn tại liên quan đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật cần giải quyết trong đồ án QHXD nông thôn mới. Minh họa kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá mạch lạc, đơn giản, dễ hiểu.

e) Đánh giá việc thực hiện các dự án quy hoạch đã có (quy hoạch ngành, lĩnh vực, hạ tầng kỹ thuật-môi trường) đã và đang triển khai trên địa bàn; đánh giá tác động của các dự án đó đối với kinh tế, đời sống nhân dân cũng như sự tham gia của nhân dân; sự phù hợp của các dự án.

g) Đánh giá về hệ thống chính trị xã hội của địa phương (cơ quan lãnh đạo của Đảng, chính quyền; MTTQVN, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh...):

i) Vai trò lãnh đạo, quản lý, giám sát; vai trò tham mưu, kết nối giữa các tổ chức đoàn thể, xã hội đối với cấp ủy, chính quyền.

ii) Lực lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức cấp xã, đội ngũ cán bộ cơ sở cấp thôn, bản (số lượng, chất lượng chính trị, trình độ chuyên môn).

f) Đánh giá tổng hợp phần hiện trạng

- Đánh giá tổng hợp về các mặt thuận lợi, khó khăn trong xây dựng quy hoạch NTN của xã.

- Đánh giá về các mặt đạt được và hạn chế cần bổ sung các tiêu chí Nông thôn mới của xã sau khi được công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới). Các vấn đề lớn cần giải quyết trong đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

2.2. Dự báo tiềm năng và định hướng phát triển

a) Dự báo tiềm năng

- Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ dân cư, công trình hạ tầng và sản xuất. Dự báo quy mô, nhu cầu sử dụng đất các ngành kinh tế của xã, đất xây dựng cho từng loại công trình cấp xã, thôn, bản và đất ở;

- Dự báo loại hình, tính chất kinh tế chủ đạo như: kinh tế thuần nông, nông lâm kết hợp; chăn nuôi; tiểu thủ công nghiệp; du lịch hoặc định hướng phát triển đô thị; quy mô sản xuất, sản phẩm chủ đạo, khả năng thị trường định hướng giải quyết đầu ra;

- Dự báo quy mô dân số, lao động, số hộ cả thời kỳ và theo theo các giai đoạn quy hoạch (2021-2025; 2026-2030);

b) Định hướng phát triển dân số, hạ tầng, kinh tế (sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), môi trường trên địa bàn xã:

- Xác định những tiềm năng của xã về nhân lực, nguồn lực kinh tế - xã hội; điều kiện tự nhiên.

- Xác định các chỉ tiêu phát triển chung và cụ thể cho từng lĩnh vực theo hướng phù hợp với tiềm năng, nguồn lực để đảm bảo tính khả thi và phát triển bền vững.

- Xác định mối quan hệ không gian giữa xã với các đơn vị hành chính khác lân cận trong huyện, vùng.

+ Các mối liên hệ về giao thông, về vị trí như gần đô thị, thị trấn huyện lỵ, khu công nghiệp,...

+ Các quy hoạch (khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, du lịch...), các dự án được duyệt có ảnh hưởng đến xã.

+ Mối liên hệ của các đồ án quy hoạch khác trong vùng liên quan đến xã.

c) Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật xây dựng Nông thôn mới thời kỳ 2021-2030

- Tiếp tục áp dụng theo Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn Nông thôn mới trên địa bàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020 (Công văn số 36/CV-VPĐP ngày 05 tháng 7 năm 2017 của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế) và sẽ được cập nhật nếu có điều chỉnh bổ sung Bộ tiêu chí của Trung ương.

- Theo tiêu chí của ngành xây dựng (áp dụng cho đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới): 24 tiêu chí.

2.3. Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã

- Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã cần nghiên cứu các phương án cơ cấu tổ chức không gian, lựa chọn giải pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng của xã. Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã là căn cứ để triển khai các quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất.

- Định hướng tổ chức hệ thống khu dân cư mới và cải tạo thôn, bản cũ: Xác định quy mô dân số, chỉ tiêu đất cho từng nhóm hộ, quy mô sử dụng đất và nhu cầu đất của toàn thôn, bản. Đối với vùng nhiều sự cố thiên tai cần cảnh báo và nêu rõ các giải pháp phòng chống cho người và gia súc.

- Định hướng tổ chức hệ thống các công trình công cộng, bảo tồn công trình văn hóa lịch sử, xác định vị trí, quy mô, định hướng kiến trúc cho các công trình công cộng cấp xã; các khu vực có tính đặc thù khác.

- Định hướng tổ chức hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật toàn xã kết nối các thôn, bản với vùng sản xuất, với trung tâm xã và vùng liên xã (bao gồm hạ tầng phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống); đối với vùng nhiều sự cố thiên tai cần cảnh báo và nêu rõ các giải pháp phòng chống.

2.4. Quy hoạch sử dụng đất

a) Lập quy hoạch sử dụng đất

- Xác định cụ thể diện tích các loại đất trên địa bàn xã đã được cấp huyện phân bổ.

- Xác định diện tích đất cho nhu cầu phát triển, cụ thể: diện tích đất trồng lúa (lúa nước, lúa nương), đất trồng cây hàng năm còn lại, đất trồng cây công nghiệp, đất nông nghiệp khác; đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp của xã, đất nghĩa trang, nghĩa địa do xã quản lý; đất sông, suối, thủy lợi, điện năng; đất phát triển hạ tầng của xã và đất phi nông nghiệp khác.

- Trong quá trình lập quy hoạch nông thôn mới, cần xác định diện tích những loại đất khi chuyển mục đích sử dụng phải xin phép theo quy định của pháp luật hiện hành. Xác định diện tích các loại đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng.

b) Lập kế hoạch sử dụng đất: Phân chia các chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng, diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng, diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng.

- Phân kỳ sử dụng đất theo 2 giai đoạn: 2021-2025 và 2026-2030.

- Lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cho giai đoạn 2021-2025.

c) Hệ thống chỉ tiêu và biểu quy hoạch sử dụng đất (theo Thông tư số 02/2017/TT-BXD  ngày 01/3/2017 của Bộ Xây dựng).

2.5. Quy hoạch sản xuất

a) Quy hoạch sản xuất nông nghiệp:

- Xác định tiềm năng, quy mô của từng loại hình sản xuất (những cây trồng, vật nuôi hiện là thế mạnh của địa phương và định hướng những cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương; dự báo khả năng sản xuất, sản lượng theo từng giai đoạn; Định hướng phát triển đầu ra cho sản phẩm đem lại giá trị kinh tế cao, có giá trị trên thị trường).

- Phân bổ khu vực sản xuất nông nghiệp hàng hóa ngành trồng trọt (lúa, màu, cây công nghiệp, cây ăn quả); khu chăn nuôi; khu nuôi trồng thủy sản; nhà xưởng bảo quản, chế biến; công nghiệp và dịch vụ. Hạng mục quy hoạch phải rõ vị trí theo thôn, bản.

- Xác định mạng lưới hạ tầng gồm: giao thông nội đồng (thể hiện đường đến lô diện tích 1ha trở lên); thủy lợi (kênh mương tự nhiên và nhân tạo đến kênh cấp 3). Hệ thống điện hạ thế phục vụ sản xuất, hệ thống cấp và thoát nước thải khu ao nuôi thủy sản.

- Giải pháp chủ yếu để phát triển đạt yêu cầu của quy hoạch.

b) Quy hoạch sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ:

- Tiềm năng phát triển công nghiệp - dịch vụ: Tài nguyên, đất đai, lao động.

- Lựa chọn loại ngành công nghiệp, dịch vụ cần phát triển và giải pháp chủ yếu để đạt được mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

- Xác định chỉ tiêu phát triển công nghiệp, dịch vụ của xã (tỷ trọng giá trị công nghiệp, dịch vụ trên giá trị tổng sản lượng sản xuất trên địa bàn).

- Giải pháp chủ yếu để đạt yêu cầu phát triển theo quy hoạch.

2.6. Quy hoạch xây dựng

a) Đối với thôn, bản và khu dân cư mới:

- Xác định quy mô dân, số hộ theo đặc điểm sinh thái, tập quán văn hóa; công trình công cộng từng thôn, khu dân cư mới.

- Xác định hệ thống thôn, bản và khu dân cư mới.

- Cơ cấu phân khu chức năng, tổ chức không gian; Yêu cầu, nguyên tắc, định hướng giải pháp tổ chức không gian kiến trúc, xác định vị trí, quy mô khu trung tâm thôn, dân cư tập trung; khu sản xuất, các khu vực có khả năng phát triển, hạn chế phát triển, khu vực không xây dựng và các nhu cầu khác; các vùng đặc thù, các công trình đầu mối, kết nối hạ tầng;

- Cải tạo chỉnh trang thôn, bản, nhà ở: Định hướng giải pháp tổ chức không gian ở, các quy định về kiến trúc, màu sắc, hướng dẫn cải tạo nhà, tường rào, cổng, phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, kiến trúc, vật liệu truyền thông của địa phương.

- Các chỉ tiêu cơ bản về dân số, đất, công trình công cộng thôn, khu dân cư cũ và xây dựng mới;

- Xác định vị trí, ranh giới, diện tích đất, dự báo quy mô xây dựng mới hoặc cải tạo, định hướng kiến trúc đặc trưng đối với khu trung tâm và từng công trình công cộng cấp xã;

- Nội dung, yêu cầu và nguyên tắc về tổ chức không gian kiến trúc, tầng cao, giải pháp kiến trúc công trình công cộng và dịch vụ, cây xanh, các vùng phát triển, vùng hạn chế xây dựng, vùng cấm xây dựng, vùng bảo tồn;

- Các chỉ tiêu về quy hoạch đất đai, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trung tâm xã.

- Xác định các dự án ưu tiên đầu tư tại trung tâm xã và các thôn, bản, khu vực được lập quy hoạch.

c) Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: giao thông, thoát nước, cấp nước, cấp điện, thoát nước thải, rác thải, nghĩa trang toàn xã, các thôn, bản và vùng sản xuất và liên xã, xác định hệ thống, vị trí, quy mô danh mục công trình, định hướng giải pháp cải tạo chỉnh trang, tiêu chuẩn kỹ thuật, mặt cắt chính đáp ứng yêu cầu phát triển của từng giai đoạn quy hoạch và bảo vệ môi trường.

d) Về lập quy hoạch xây dựng thực hiện theo các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư 22/2019/TT-BXD, ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng. Xác định các dự án ưu tiên đầu tư và phân kỳ thực hiện: tại trung tâm xã; các thôn, bản; vùng sản xuất và khu vực được lập quy hoạch; Khái toán nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất cho giai đoạn 2021-2030.

2.7. Đánh giá hiệu quả của quy hoạch xây dựng nông thôn mới về Kinh tế - Xã hội và Môi trường

Thuyết minh, làm rõ hiệu quả của định hướng phát triển không gian và các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng đối với việc phát triển kinh tế, xã hội và môi trường về uy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã thời kỳ 2021-2030.

2.8. Khái toán kinh phí quy hoạch xây dựng NTM thời kỳ 2021-2030 của xã

- Kinh phí lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

- Kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và điểm dân cư nông thôn.

- Nguồn kinh phí thực hiện.

- Phân kỳ kinh phí thực hiện.

3. Công bố quy hoạch xây dựng nông thôn mới và quản lý xây dựng

IV. PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1. Phương pháp kế thừa hồ sơ, tài liệu thành quả

- Kế thừa thành quả hồ sơ tài liệu quy hoạch NTM của xã thời kỳ 2011-2020 (có bổ sung điều chỉnh các chỉ tiêu hàng năm);

- Khai thác và sử dụng các hồ sơ, tài liệu, sản phẩm các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn đã hoàn thành, đang đầu tư...;

- Các tài liệu, bản đồ về kiểm kê đất đai năm 2019, kiểm kê rừng năm 2016, cập nhật diễn biến rừng năm hàng năm, giao đất, cấp giấy CNQSD đất (đất ở, xây dựng, nông nghiệp), chuyển đổi mục đích sử dung đất..., xây dựng công trình hạ tầng KTXH,...

2. Phương pháp điều tra, thực địa

- Sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất mới nhất của xã kết hợp với các công cụ thiết bị máy móc đo đạc đi khảo sát thực địa để khoanh vẽ, bổ sung hiện trạng sử dụng đất (nông nghiệp, phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng...), yếu tố tự nhiên thay đổi (giao thông, sông suối, thủy hệ); Khảo sát và dự kiến các vị trí quy hoạch xây dựng mới, mở rộng các công trình cơ sở hạ tầng KTXH của địa phương, các điểm dân cư nông thôn...

- Khảo sát, đo đạc, bóc tách các khu vực có điều chỉnh, biến động so với hiện trạng sử dụng đất, các địa điểm dự kiến quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng KTXH.

3. Phương pháp chuyên gia, hội nghị, hội thảo

- Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến phản biện, tham gia góp ý của lãnh đạo (chính quyền, tổ chức chính trị xã hội, nhà quản lý, nhà khoa học) về công tác xây dựng quy hoạch.

- Phương pháp hội thảo, hội nghị: Lấy ý kiến góp ý, thảo luận, phân tích, đánh giá và góp ý của tập thể lãnh đạo, cán bộ chủ chốt, đoàn thể, cộng đồng dân cư về quy hoạch NTM của xã (quy hoạch chung, quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn).

4. Phương pháp tổng hợp, phân tích xử lý số liệu và xây dựng báo cáo thuyết minh, bản vẽ kỹ thuật cở hạ tầng (có sự trợ giúp của máy tính và các phần mềm hỗ trợ)

- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Tổng hợp các số liệu thu thập theo lĩnh vực về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, sử dụng đất... phục vụ cho phân tích đánh giá và xây dựng quy hoạch.

- Sử dụng thiết bị máy vi tính kết hợp với các phần mềm chuyên dùng để xử lý số liệu, xây dựng các bản đồ, bản vẽ kỹ thuật xây dựng quy hoạch NTM của xã (Phần mềm Excel, Microstation, Autocad,...).

V. SẢN PHẨM

Thành phần sản phẩm hồ sơ quy hoạch xây dựng nông thôn mới, mỗi loại sản phẩm: 07 bộ (bản giấy) và 02 đĩa CD lưu hồ sơ tài liệu.

1. Nhiệm vụ quy hoạch

- Thuyết minh nhiệm vụ kèm bản vẽ sơ đồ vị trí, mối liên hệ vùng huyện, vùng liên huyện, bản đồ ranh giới phạm vi nghiên cứu quy hoạch chung xây dựng xã tỷ lệ 1/5000.

- Tờ trình của UBND xã đề nghị xin phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.

- Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng nông thôn mới của UBND huyện Nam Đông.

2. Đồ án quy hoạch

- Thuyết minh tổng hợp kèm theo các bản vẽ thu nhỏ khổ A3, các phụ lục tính toán, hướng dẫn thiết kế và minh họa.

- Nghị quyết của HĐND xã thông qua đồ án quy hoạch.

- Tờ trình của UBND xã đề nghị phê duyệt đồ án quy hoạch.

- Tổng hợp ý kiến của các tổ chức, cá nhân về đồ án quy hoạch.

- Quyết định của UBND huyện Nam Đông về phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã thời kỳ 2021-2030.

- Quy chế Quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Thượng Long thời kỳ 2021-2030 (kèm theo Quyết định của UBND huyện). 

- Bản đồ hiện trạng tổng hợp, đánh giá đất xây dựng, tỷ lệ 1/5000: Thể hiện hiện trạng sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng xã hội; hiện trạng giao thông, cấp điện và chiếu sáng, cấp nước, hệ thống thoát nước mưa, nước bẩn; thu gom chất thải rắn, nghĩa trang, môi trường.

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã và quy hoạch phát triển sản xuất, tỷ lệ 1/5000.

- Bản vẽ sơ đồ định hướng quy hoạch phát triển không gian xã, tỷ lệ 1/5000.

- Bản đồ quy hoạch xây dựng khu dân cư; Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường, hạ tầng phục vụ sản xuất (bao gồm: Hệ thống giao thông; Hệ thống cấp điện; Hệ thống cấp nước sản xuất và thoát nước thải; Khu vực xử lý môi trường) tỷ lệ 1/5000.

 Ký hiệu bản vẽ thống nhất theo quy định tại Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.

- Đĩa CD lưu trữ toàn bộ nội dung thuyết minh và bản vẽ.

VI. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

Thời gian thực hiện 120 ngày kể từ ngày ký hợp đồng trong năm 2021 (bao gồm: lập quy hoạch, trình thẩm định và phê duyệt quy hoạch).

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Cơ quan phê duyệt: UBND huyện Nam Đông

- Cơ quan chủ đầu tư: UBND xã Thượng Long

- Đơn vị tư vấn lập quy hoạch: Phân viện Điều tra, Quy hoạch rừng Trung Trung Bộ - Viện Điều tra, Quy hoạch rừng - Bộ Nông nghiệp và PTNT.

PHẦN THỨ HAI

DỰ TOÁN KINH PHÍ XÂY DỰNG QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI

XÃ THƯỢNG LONG, THỜI KỲ 2021-2030

1. Những căn cứ pháp lý để lập dự toán

- Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09/5/2019 của Chính phủ Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

- Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;

- Thông tư 20/2019/TT-BXD, ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;

- Thông tư 09/2019/TT-BTNMT ngày 23/3/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Định mức KT-KT lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

2. Kết quả xây dựng dự toán lập quy hoạch xây dựng NTM xã Thượng Long thời kỳ 2021-2030

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nội dung

Thành tiền

I

CHI PHÍ NHÂN CÔNG

210,6

1

Chi phí nhân công xây dựng đề cương dự toán

7,4

2

Chi phí lập nhiệm vụ quy hoạch

21,9

3

Chi phí lập đồ án quy hoạch cấp xã

155,5

4

Chi phí lập QHSD đất cấp xã và QH sản xuất

25,8

II

CHI PHÍ THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ QUY HOẠCH

28,8

1

Chi phí thẩm định nhiệm vụ và đồ án QH

15,1

2

Chi phí quản lý dự án

13,7

III

CHI PHÍ KHÁC

20,3

1

Vật tư VPP: In ấn tài liệu, bản đồ sản phẩm giao nộp

5,3

2

Xăng xe

6,0

3

Phụ cấp lưu trú

5,4

4

Thuê phòng nghỉ

3,6

IV

THUẾ VAT

26,0

V

TỔNG DỰ TOÁN (V=I+II+III+IV)

285,6

Bằng chữ: Hai trăm tám mươi lăm triệu sáu trăm ngàn đồng chẵn./.

 



[1] Nguồn: Số liệu Kiểm kê đất đai năm 2019 xã Thượng Long.

 

Tập tin đính kèm:
Lê Minh Khánh
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.005
Truy cập hiện tại 388