Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
UBND huyện về kiểm tra tình hình xã Thượng Long triển khai thực hiện các kế hoạch của UBND huyện trong năm 2019
Ngày cập nhật 04/05/2019

Sáng ngày 03 tháng 5 năm 2019, đoàn kiểm tra của UBND huyện về kiểm tra UBND xã Thượng Long tiến độ tổ chức triển khai thực hiện công tác tiêm phòng, phòng, chống bệnh, Dịch tả lợn Châu Phi, triển khai dự án trồng Cam và phát triển kinh tế vườn năm 2019.

 

Ông: Trần Văn Trĩ Phó Bí thư - CT. UBND xã thông qua báo cáo kết quả thực hiện các kế hoạch của UBND huyện năm 2019 một số nội dung cụ thể như sau:

1. Kết quả thực hiện Kế hoạch số 11/KH-UBND về “Tiêm phòng gia súc, gia cầm vụ Xuân năm 2019”:

a. Kết quả đạt được:

Ủy ban nhân dân xã đã ban hành Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 12 tháng 02 năm 2019 về việc triển khai thực hiện tiêm phòng gia súc, gia cầm vụ xuân năm 2019

Kết quả đã thực hiện:

Stt

Thôn

Đàn trâu, Bò 

Đàn lợn thịt

Tổng số đàn

Thực hiện tiêm

Tỷ lệ %

Tổng số đàn

Thực hiện tiêm

Tỷ lệ %

01

Ka Đong

120

24/80

30

69

18/45

40

02

Cha Ke

99

31/55

56

60

21/40

52

03

A Xăng

42

10/31

32

57

15/43

35

04

An Gôn

136

59/95

62

53

23/39

59

05

Ta vác

54

15/38

39

50

15/33

45

06

A chiếu

56

14/43

32,4

57

13/37

35

07

A Dài

58

29/52

56

71

30/53

57

08

A Prung

107

18/56

32

50

16/35

46

Tổng cộng

672

200/450

44,4

467

150/325

46

- Công tác tuyên truyền :  Đã ký cam kết 160/200 hộ chăn nuôi lợn thực hiện 5 không.

b. Những thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai thực hiện:

- Thuận lợi: Được sự quan tâm của lãnh đạo xã, chỉ đạo triển khai đồng bộ đến các thôn, các hộ dân, đã tạo thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch tiêm phòng đạt kết quả cao.

 

 

- Khó khăn:

+ Một số hộ chăn nuôi chưa chú trọng về công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm ;

+ Số lượng trâu, bò chăn nuôi đa số chăn thả các khu vực xa dân cư như A Kì, Ka đậu…

c. Giải pháp trong thời gian tới:

- Tăng cường công tác tuyên truyền cho các hộ có chăn nuôi chấp hành việc tiềm phòng các loại vác xin cho đàn gia súc gia cầm.

2. Kết quả thực hiện Kế hoạch số 49/KH-UBND về “Hành động ngăn chăn và ứng phó khẩn cấp đối với khả năng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiểm vào địa bàn huyện”:

a. Kết quả đạt được:

Ủy ban nhân dân xã đã ban hành, triển khai Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2019 về việc “Hành động ngăn chăn và ứng phó khẩn cấp đối với khả năng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiểm vào địa bàn xã năm 2019;

Ủy ban nhân dân xã đã ban hành Quyết định số 15/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2019 về việc thành lập Ban chỉ đạo chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản năm 2019.

b. Những thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai thực hiện:

- Thuận lợi: Được sự quan tâm của lãnh đạo xã, chỉ đạo triển khai đồng bộ đến các thôn, các hộ dân, đã tạo thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện tiêm phòng đạt kết quả cao.

Tuy nhiên các hộ có chăn nuôi lợn chưa chú trọng việc tiêm phòng cho đàn lợn và chưa thường xuyên vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc khữ trùng…

c. Giải pháp trong thời gian tới:

Tập huấn để nâng cao trình độ thú y cho người dân để chủ động chăm sóc phòng bệnh cho chăn nuôi.

3. Kết quả thực hiện Kế hoạch số 66/KH-UBND về “Tiêm phòng vaccine dại chó, quản lý chó nuôi và bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ nuôi chó năm 2019”:

          Ủy ban nhân dân xã đã ban hành Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2019 về việc Tiêm phòng vắc xin dại chó, quan lý chó nuôi và bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ nuôi chó năm 2019.

            a. Kết quả đạt được:

Stt

Thôn

Đàn chó (con) 

Tổng số đàn

Chỉ tiêu giao

Thực hiện tiêm

Tỷ lệ %

01

Ka Đong

20

10

8

80

02

Cha Ke

18

10

10

100

03

A Xăng

16

08

6

75

04

An Gôn

27

15

15

100

05

Ta vác

22

10

10

100

06

A chiếu

24

10

7

70

07

A Dài

56

25

21

84

08

A Prung

33

12

9

40

Tổng cộng

216

100

86

86

 

b. Những thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai thực hiện:

- Thuận lợi: Được sự quan tâm của lãnh đạo xã, chỉ đạo triển khai đồng bộ đến các thôn, các hộ dân, đã tạo thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện tiêm phòng đạt kết quả cao.

- Khó khăn: Một số hộ nuôi chó chưa chú trọng về công tác tiêm phòng dại chó.

c. Giải pháp trong thời gian tới:

- Tăng cường công tác tuyên truyền cho các hộ có nuôi chó chấp hành việc tiềm phòng vác xin dại chó.

4. Kết quả thực hiện Kế hoạch số 40/KH-UBND về “Chăm sóc, cải tạo, nâng cao giá trị kinh tế vườn năm 2019”:

a. Kết quả đạt được:

Ủy ban nhân dân xã đã ban hành Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2019 về việc triển khai thực hiện chăm sóc, cải tạo, nâng cao giá trị kinh tế vườn năm 2019, tổ chức triển khai lễ phát động làm điểm tại thôn 7 (A Dài) ngày 21/02/2019, hỗ trợ 104 cây bưởi da xanh cho 02 hộ làm vườn mẫu để nhân dân học tập;

 Ủy ban nhân dân đã kiện toàn Ban chỉ đạo làm vườn cấp xã, thôn; thường xuyên triển khai lông ghép tại các cuộc họp xã, thôn; tổ chức họp cấp xã 06 cuộc; họp chuyên đề 04 cuộc; họp cấp thôn 32 cuộc; họp lông ghép 18 cuộc.

Tổng diện tích vườn nhà là 62 ha/426 hộ, trong đó: 40,2 ha/286 hộ vườn có cải tạo, chăm sóc trồng các loại cây ăn quả, đạt 65%; 21,8 ha/140 hộ vườn kém hiệu quả, còn tình trạng trồng các loại cây keo, cao su, cỏ, cây già cỗi, sâu bệnh…chiếm 35%

Kết quả thực hiện kế hoạch đạt được, có 354/426 hộ tham gia hướng ứng đạt 83%, trong đó: vườn mẫu 56,25 ha/37 hộ, trồng mới 05 ha/68 hộ, 28,3 ha/249 hộ cải tạo chăm sóc.

b. Những thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai thực hiện:

- Thuận lợi: Được sự quan tâm của lãnh đạo xã, chỉ đạo triển khai đồng bộ đến các thôn, các hộ dân, đã tạo thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch đạt kết quả cao.

Tuy nhiên, trong quá trình chỉ đạo làm vườn theo Kế hoạch của huyện còn một số khó khăn đó là: Diện tích vườn manh mún nhỏ lẻ không đạt diện tích theo yêu cầu Kế hoạch đề ra, vẫn còn nhiều diện tích vườn nhà kém chất lượng và hiệu quả kinh tế còn thấp, trong vườn vẫn còn tình trạng cây trồng già cỗi, sâu bệnh; thu nhập bình quân từ vườn chưa cao.

Kinh tế vườn có chuyển biến nhưng không đồng đều; tình trạng trồng keo trên diện tích vườn nhà vẫn còn nhiều; công tác đầu tư thâm canh còn hạn chế, diện tích vườn manh mún nhỏ lẻ, cung ứng giống có chất lượng tại chỗ chưa có. Các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn hưởng ứng phong trào hỗ trợ, giúp đỡ các hộ gia đình xây dựng vườn mẫu chưa quyết liệt.

c. Giải pháp trong thời gian tới:

Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của nông dân trong sản xuất Nông nghiệp bằng các hình thức tham quan các gương mô hình sản xuất để học tập, nâng cao tính chủ động vươn lên thoát nghèo, xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại; tự giác đầu tư thâm canh cây trồng, để tăng thu nhập kinh tế từ vườn nhà.

Tăng cường nâng cao nhận thức chuyển giao khoa học kỹ thuật, để hạn chế thiên tai, dịch bệnh cho cây trồng, hướng dẫn tỉa cành, tạo tán, trồng cây chắn gió nhằm hạn chế gãy đỗ cây trồng nhất là cây cao su; sử dụng máng che mưa cho cây cao su lấy mủ để hạn chế bệnh.

Tập trung chỉ đạo 16 ha/79 hộ thực hiện trồng bưởi da xanh Chương trình hỗ trợ PTSX – MTQG năm 2017, 2018; đẩy mạnh phong trào chăm sóc, cải tạo nâng giá trị kinh tế vườn, chú trọng xây dựng vườn mẫu để nông dân học tập và nhân rộng; phát triển mô hình làm vườn kết hợp chăn nuôi nhằm cùng cấp phân bón làm vườn; rà soát diện tích vườn không hiệu quả, vận động nhân dân cải tạo trồng các loại cây có giá trị như Cam, Thanh trà, Bưởi da xanh, chuối Tiêu, chuối Thanh tiên, chuối Ngự tím…và trồng xen với cây dứa, cà, môn, ổi…đồng thời khảo sát một số diện tích bờ vườn, ven khe suối để phát triển cây cau và cây tre lấy măng.

 

Đoàn Văn Đôi
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.005
Truy cập hiện tại 210