Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Nguyễn Ái Quốc – Hành trình đến với chủ nghĩa Mác – Lênin
Ngày cập nhật 14/07/2022

Cách đây đúng 111 năm, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước với quyết tâm cháy bỏng là giành “tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”. Sau nhiều năm bôn ba ở nước ngoài, chính chủ nghĩa yêu nước đã đưa người thanh niên đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, đây là bước ngoặt lớn của cách mạng Việt Nam

Nguyễn Ái Quốc – Hành trình đến với chủ nghĩa Mác – Lênin

Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX

Vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, trước sự đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp và các phong trào yêu nước Việt Nam theo nhiều khuynh hước khác nhau lần lượt thất bại, cách mạng Việt Nam bước vào giai đoạn khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước. Yêu cầu khách quan, cấp bách của cách mạng Việt Nam là phải tìm được con đường giải phóng dân tộc đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại để mở đường cho dân tộc Việt Nam phát triển đi lên.

Sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, từ nhỏ được tiếp xúc với các kiến thức Nho học và phương Tây, đồng thời chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân cực khổ, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành sớm nung nấu ý chí ra đi tìm được cứu nước. Mặc dù rất khâm phục các vị tiền bối đi trước, nhưng bằng dự cảm chính trị thiên tài, sự độc lập, sáng tạo và đột phá mới trong tư duy chính trị, Nguyễn Tất Thành thấy được những hạn chế của các phong trào đấu tranh trước đó. Vì vậy, Người quyết định tìm con đường cứu nước mới, đó là sang phương Tây, nơi có khoa học – kỹ thuật phát triển, đặc biệt có nước Pháp – nước đang đô hộ Việt Nam. Người muốn sang Pháp để xem đằng sau những từ “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” là cái gì, những sự thật nào ẩn náu đằng sau những từ ấy, “Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.

Nguyễn Ái Quốc – Hành trình đến với chủ nghĩa Mác – Lênin

Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành với chân phụ bếp trên chiếc tàu Latouche Treville đã rời cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước

Ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành vượt qua hạn chế của những sĩ phu yêu nước đương thời, quyết chí đi sang phương Tây tìm con đường cưới nước, cứu dân theo tư duy mới. Sau khi đến nhiều nước trên thế giới (Pháp, Anh, Mỹ,…) và trải qua nhiều nghề lao động khác nhau, sự đồng cảm với đồng bào mình đã được nâng lên thành đồng cảm với nhân dân lao động các dân tộc cùng cảnh ngộ. Và cũng qua đó, sự nhận biết diện mạo của kẻ thù trở nên sâu sắc hơn, khái quát hơn không chỉ đối với thực dân Pháp mà cả chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc nói chung. Người rút ra một kết luận quan trọng: ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu người lao động cũng bị bóc lột dã man.

Nguyễn Ái Quốc – Hành trình đến với chủ nghĩa Mác – Lênin

Nguyễn Ái Quốc viết báo tại Pháp

Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, Chiến tranh thế giới lần thứ Nhất kết thúc, những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Pháp và những người cánh tả trong Đảng Xã hội Pháp theo đường lối Quốc tế Cộng sản của V.I.Lênin. Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp. Người cùng với Phan Văn Trường, Phan Chu Trinh - những người đã trao đổi thư từ khi còn ở nước Anh lập ra Hội những người Việt Nam yêu nước, nhằm đưa phong trào yêu nước của Việt kiều ở Pháp đi theo một hướng tích cực.

 

Nguyễn Ái Quốc – Hành trình đến với chủ nghĩa Mác – Lênin

Bản Yêu sách của nhân dân An Nam

Đầu năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Ngày 18-6-1919, lấy tên Nguyễn Ái Quốc, thay mặt  Hội những người yêu nước Việt Nam ở Pháp, Người đã gửi tới hội nghị Véc-xây bản Yêu sách của nhân dân An Nam (gồm tám điểm đòi tự do cho nhân dân Việt Nam). Mặc dù những yêu sách không được Hội nghị đáp ứng, nhưng sự kiện này đã tạo nên tiếng vang lớn trong dư luận quốc tế và Nguyễn Ái Quốc hiểu rõ hơn bản chất của chủ nghĩa đế quốc, thực dân chỉ là một trò bịp bợm lớn. Từ đây, tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc được lan rộng, thực dân Pháp đã ra lệnh điều tra tung tích Nguyễn Ái Quốc và lập cơ quan chuyên trách theo dõi những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc và Việt kiều yêu nước để áp dụng những biện pháp ngăn chặn.

Tiến sĩ Vũ Thị Duyên – Phó Trưởng khoa Lịch sử Đảng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: “Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trước năm 1920 về cả lý luận và thực tiễn giúp Người hiểu hơn về các vấn đề và bản chất xã hội của các quốc gia, tạo điều kiện để Người nghiên cứu lý luận, hình thành nên nhận thức về bản chất của chủ nghĩa thực dân và xã hội tư sản, nhận thức những loại người áp bức bóc lột. Người đã tự mình đi khắp nơi nghiên cứu lý luận và thấy rõ muốn giải phóng dân tộc phải đi theo cách mạng tháng Mười Nga. Hoạt động lý luận cho phép Người thâm nhập vào các quốc gia phương Tây, cho Người tìm hiểu rõ mặt trái các xã hội ấy, dần thấm nhuần giác ngộ lý luận của mình, tạo điều kiện để Người đi theo chủ nghĩa Mác – Lênin”.

 

Nguyễn Ái Quốc – Hành trình đến với chủ nghĩa Mác – Lênin

Nguyễn Ái Quốc và các thành viên trong Quốc tế III

Tháng 7/1920, Người đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin đăng trên báo Nhân đạo. Bản sơ thảo chỉ rõ, phong trài giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông có kẻ thù là chủ nghĩa tư bản phương Tây, do đó, về khách quan, nó là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, đồng thời gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Từ đây, Người đã tìm thấy con đường đi đúng đắn giải phóng dân tộc và đất nước khỏi ách thực dân, Người hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba.

Nguyễn Ái Quốc – Hành trình đến với chủ nghĩa Mác – Lênin

Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, tháng 12/1920

Vào tháng 12/1920, tại Đại hội Tua, bằng quyết định sáng suốt về mặt tổ chức là bỏ phiếu ủng hộ Quốc tế Cộng sản, Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành Người Cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đây là sự kiện đánh dấu bước chuyển căn bản về nhận thức tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc theo đường lối của Quốc tế Cộng sản, theo lập trường vô sản, nó có ý nghĩa to lớn: Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới hiện đại, một đại diện của giai cấp công nhân và dân tộc thuộc địa tham gia sáng lập Đảng tiên phong của giai cấp công nhân ở một nước đế quốc lớn đang áp bức dân tộc mình.

Cũng theo Tiến sĩ Vũ Thị Duyên, những sự kiện trong năm 1920 của Nguyễn Ái Quốc đánh dấu mốc quan trọng đối với Nguyễn Ái Quốc về sự chuyển biến lập trường từ chủ nghĩa yêu sang chủ nghĩa Cộng sản. Góp phần làm chuyển biến phong trào yêu nước của Việt Nam, tác động phong trào yêu nước Việt Nam đi theo khuynh hướng vô sản, tạo điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng ra đời không chỉ có ý nghĩa với giai đoạn lịch sử đầu thế kỷ XX mà còn có ý nghĩa với cách mạng Việt Nam tới giai đoạn ngày nay. Sự lựa chọn đúng đắn con đường cứu nước và những hoạt động tích cực của cá nhân Nguyễn Ái Quốc và những người yêu nước Việt Nam đã làm nên nhiều thắng lợi to lớn trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

Các sự kiện trong năm 1920 là những sự kiện mở ra cho cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam một giai đoạn phát triển mới “giai đoạn gắn phong trào cách mạng Việt nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin”. Từ đây, phong trào cách mạng Việt Nam có khả năng bước sang một giai đoạn mới – giai đoạn phát triển theo sự chỉ dẫn của lý luận Mác – Lênin, gắn với phong trào công nhân quốc tế, đưa dân tộc Việt Nam hướng theo mục tiêu của thời đại mới, thời đại mở đầu từ thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười nga.

 
Núy theo Thu Phương (Báo Pháp luật)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.005
Truy cập hiện tại 18