Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Trạm Thượng Nhật Vườn Quốc Gia Bạch Mã phối hợp với UBND xã Thượng Long tổ chức họp dân thông 8 A Prung về công tác QLBVR, PCCCR và triển khai chính sách hỗ trợ thôn theo Quyết định 24/2012/QĐ-TTg
Ngày cập nhật 21/05/2019

QUYẾT ĐỊNH Về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020

Người dân dự họp

Ông Cái Dương Dũng Trạm Trưởng Trạm Thượng Nhật

Điều 8 Quyết định 24 của TTg CP. Hỗ trợ phát triển cộng đồng vùng đệm các khu rừng đặc dụng

1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng dân cư thôn bản vùng đệm để đồng quản lý rừng đặc dụng; mức hỗ trợ mỗi thôn bản là 40 triệu đồng/thôn, bản/năm.

2. Khoản kinh phí này được chi cho các nội dung: Đầu tư nâng cao năng lực phát triển sản xuất (khuyến nông, khuyến lâm, giống cây, giống con, thiết bị chế biến nông lâm sản quy mô nhỏ); hỗ trợ vật liệu xây dựng cho thôn bản (đối với các công trình công cộng của cộng đồng như nước sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, đường giao thông thôn bản, nhà văn hoá…).

3. Ban quản lý rừng đặc dụng được giao quản lý kinh phí này theo quy định của quản lý kinh phí sự nghiệp kinh tế hiện hành. Dự toán chi tiết hỗ trợ đầu tư vùng đệm hàng năm phải do thôn bản lập kế hoạch đề xuất; Ban quản lý rừng đặc dụng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân xã họp bàn với từng thôn bản để đồng phê duyệt (không phải lập dự án đầu tư). Kế hoạch chi tiêu này phải gắn với kế hoạch, cam kết bảo vệ rừng đặc dụng; thôn, bản nào thực hiện bảo vệ rừng không tốt, Ban quản lý rừng đặc dụng có quyền chuyển vốn hỗ trợ cho thôn bản khác. Cộng đồng dân cư tổ chức giám sát thực hiện nội dung này theo quy định về chế độ dân chủ cơ sở.

Điều 6 Thông tư 62 của BTC. Hỗ trợ cộng đồng dân cư vùng đệm các khu rừng đặc dụng

1. Đối tượng hỗ trợ

a) Cộng đồng dân cư thôn, bản vùng đệm bao gồm các cộng đồng dân cư thôn, bản cư trú hợp pháp trong khu vực có ranh giới tự nhiên tiếp giáp với rừng đặc dụng, hoặc nằm trong rừng đặc dụng. Việc xác định cộng đồng dân cư thôn, bản được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố và Thông tư số 09/2017/TT-BNV ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV.

b) Ban quản lý rừng đặc dụng phối hợp với UBND cấp xã lập danh sách cộng đồng dân cư thôn, bản vùng đệm (có xác nhận của UBND cấp xã), gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với Ban quản lý rừng đặc dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý), UBND cấp tỉnh (đối với Ban quản lý rừng đặc dụng do địa phương quản lý). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp tỉnh rà soát xác định cộng đồng dân cư thôn, bản thuộc đối tượng được hưởng kinh phí hỗ trợ phát triển cộng đồng làm cơ sở lập dự toán kinh phí hỗ trợ phát triển cộng đồng hàng năm.

2. Nội dung hỗ trợ

a) Hỗ trợ hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ giống cây, giống con; hỗ trợ thiết bị chế biến nông lâm sản quy mô nhỏ;

b) Hỗ trợ vật liệu xây dựng cho các công trình công cộng của cộng đồng thôn, bản như công trình nước sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, đường giao thông thôn bản, nhà văn hóa và các công trình khác.

3. Mức hỗ trợ: 40 triệu đồng/thôn, bản/năm.

4. Tiêu chí được hỗ trợ

a) Thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;

b) Cộng đồng dân cư thôn, bản có quá trình quản lý bảo vệ rừng tốt, không để xảy ra các vụ vi phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý bảo vệ rừng;

c) Có kế hoạch, dự toán được duyệt; có cam kết bảo vệ rừng với Ban quản lý rừng đặc dụng;

d) Không trùng lặp nội dung với dự án được đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Lập kế hoạch, dự toán và phê duyệt kinh phí hỗ trợ

a) Hàng năm căn cứ quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều này Trưởng thôn, bản tổ chức họp thôn, bản thống nhất đề xuất nội dung, kế hoạch, dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ (không phải lập dự án đầu tư) gửi UBND cấp xã và Ban quản lý rừng đặc dụng; kết quả hội nghị thôn, bản được thể hiện trong Biên bản họp thôn, bản theo hướng dẫn tại Biểu mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Ban quản lý rừng đặc dụng chủ trì phối hợp với UBND xã họp với từng thôn, bản trước khi đồng phê duyệt kế hoạch, dự toán theo hướng dẫn tại Biểu mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Kế hoạch, dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ phải gắn với cam kết bảo vệ rừng đặc dụng.

Trong năm, thôn, bản nào không thực hiện đúng cam kết bảo vệ rừng thì Ban quản lý rừng đặc dụng phối hợp với UBND cấp xã thu hồi số kinh phí đã cấp để nộp vào ngân sách nhà nước (kể cả số kinh phí đã sử dụng và số kinh phí chưa sử dụng). Kết quả thực hiện cam kết bảo vệ rừng trong năm là căn cứ để Ban quản lý rừng đặc dụng xem xét hỗ trợ cộng đồng các năm tiếp theo.

d) Mẫu cam kết bảo vệ rừng đặc dụng; tiêu chí xác định kết quả thôn, bản thực hiện cam kết bảo vệ rừng đặc dụng thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

6. Thực hiện hỗ trợ

a) Thôn, bản có trách nhiệm thực hiện theo đúng kế hoạch, dự toán được duyệt. Trường hợp có nhu cầu điều chỉnh nội dung hỗ trợ, thôn, bản đề nghị Ban quản lý rừng đặc dụng, UBND cấp xã xem xét điều chỉnh. Ban quản lý rừng đặc dụng có trách nhiệm gửi kế hoạch điều chỉnh cho UBND cấp xã để theo dõi;

b) Thôn, bản tự tổ chức thực hiện các nội dung được hỗ trợ. Đối với các nội dung thôn, bản không tự tổ chức thực hiện được; thôn, bản đề nghị UBND xã hoặc Ban quản lý rừng đặc dụng hỗ trợ thực hiện.

7. Nghiệm thu, giám sát thực hiện

a) Cộng đồng thôn, bản tổ chức giám sát thực hiện kinh phí hỗ trợ cộng đồng theo quy định về quy chế dân chủ cơ sở;

b) Sau khi hoàn thành các nội dung được hỗ trợ hoặc kết thúc năm, Ban quản lý rừng đặc dụng phối hợp với UBND cấp xã nghiệm thu. Kết quả nghiệm thu được thể hiện trong biên bản nghiệm thu. Thành phần tham gia nghiệm thu gồm đại diện Ban quản lý rừng đặc dụng, UBND cấp xã và đại diện thôn, bản;

c) Nội dung nghiệm thu

- Đối với các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm: Nghiệm thu theo kế hoạch, dự toán hỗ trợ;

- Đối với hỗ trợ giống cây, giống con, thiết bị chế biến nông lâm sản quy mô nhỏ: Nghiệm thu theo kế hoạch, dự toán hỗ trợ và theo hóa đơn hoặc biên nhận (trong trường hợp không có hóa đơn) và danh sách ký nhận của các hộ gia đình, cá nhân hay tổ hợp tác (nếu có);

- Đối với hỗ trợ vật liệu xây dựng các công trình công cộng thôn, bản: Nghiệm thu số lượng, khối lượng vật tư hỗ trợ theo kế hoạch, dự toán. Riêng đối với các công trình đồng tài trợ, Ban quản lý dự án công trình ký nhận vật liệu.

8. Quản lý chứng từ kế toán

a) Ban quản lý rừng đặc dụng lưu trữ các chứng từ sau: Bản đề xuất kế hoạch, dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ của thôn, bản; Bản kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ thôn, bản kèm theo Biên bản họp thôn; Bản kế hoạch, dự toán kinh phí được đồng phê duyệt; Cam kết bảo vệ rừng đặc dụng; Biên bản nghiệm thu; Các chứng từ kế toán về tạm ứng, thanh toán kinh phí hỗ trợ cộng đồng thôn, bản.

b) Thôn, bản tự bảo quản, lưu trữ các chứng từ mua, giao nhận, thực hiện hỗ trợ tại cộng đồng và chịu trách nhiệm về nội dung công việc thực hiện tại cộng đồng thôn, bản.

9. Giải ngân giữa Ban quản lý rừng đặc dụng và thôn, bản được thực hiện theo hình thức chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt; hoặc Ban quản lý rừng đặc dụng chuyển trả trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ theo đề nghị của thôn, bản. Khuyến khích thực hiện giải ngân thông qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng đối với thôn, bản.

10. Kinh phí hỗ trợ phát triển cộng đồng vùng đệm rừng đặc dụng do ngân sách nhà nước bảo đảm sau khi cân đối với nguồn thu từ hoạt động du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 14 Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.005
Truy cập hiện tại 120