Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
KẾ HOẠCH Phân công chỉ đao, chủ trì tham mưu thực hiện Chương trình hành động số 02 – CT ngày 17 /7/2020 của Đảng ủy về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025
Ngày cập nhật 26/08/2020

Thực hiện Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2020 của ủy ban nhân dân huyện về việc xây dựng Kế hoạch phân công chỉ đạo, chủ trì tham mưu thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, Ủy ban nhân dân xã xây dựng Kế hoạch phân công chỉ đạo, chủ trì tham mưu thực hiện Chương trình hành động gồm những nội dung sau:

 

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm cụ thể hóa bằng các Đề án, Kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể để thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020-2025. Tạo sự thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, huyện lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIII đã đề ra. Chương trình hành động là khung định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm cho Đảng ủy, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể, các chi bộ tổ chức thực hiện trong nhiệm kỳ 2020-2025, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 01-CTr/HU.

2. Yêu cầu

- Triển khai thực hiện đầy đủ, toàn diện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.

- Xác định một số mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nhằm đạt được kết quả cao nhất. Các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể thể hiện trong các Nghị quyết của Trung ương, tỉnh và huyện, để Đảng ủy, Chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, các chi bộ, các thôn và cán bộ, công chức từ xã đến thôn chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.

- Phân công trách nhiệm cụ thể cho lãnh đạo, cán bộ, công chức, các cơ quan, đơn vị và các thôn trong tổ chức thực hiện, tăng cường công tác kiểm tra giám sát, sơ tổng kết một cách kịp thời.

II. NỘI DUNG

1. Chương trình: Xây dựng Nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững, phát triển nông, lâm nghiệp toàn diện.

a) Đối với các nội dung, nhiệm vụ:

Huy động tối đa mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân quyết tâm xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2023. Phấn đấu đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người đạt: 50-55 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm còn: ½ hộ, huy động tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội đạt 250 tỷ đồng.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước theo quy hoạch được duyệt kết hợp với việc vận động nhân dân nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật trong xây dựng; thực hiện rà soát và đề xuất điều chỉnh quy hoạch phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, huy động các nguồn lực tại địa phương thực hiện tốt chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm trong việc đầu tư nâng cấp, duy tu các công trình đã bị xuống cấp, vận động nhân dân mở rộng đường xóm, đường kiệt mặt đường đảm bảo lộ giới 6m, đồng thời gắn với chỉnh trang nông thôn.

- Đẩy mạnh tiến độ xây dựng các công trình hạ tầng theo hướng hiện đại, tạo mối liên kết phát triển bền vững, tạo môi trường thu hút đầu tư trong và ngoài nước, nhằm tạo tiền đề cho quá trình phát triển nhanh có hiệu quả. Tranh thủ sự hỗ trợ nguồn vốn của nhà nước và huy động các nguồn lực để đầu tư các công trình trọng điểm.

- Tăng cường quản lý trật tự nông thôn, thường xuyên chấn chỉnh, xử lý nhằm hạn chế mức thấp nhất tình trạng lấn chiếm lòng lề đường để kinh doanh, tập kết vật liệu làm ảnh hưởng giao thông và cảnh quan trong nông. Tiếp tục kiến nghị các cấp có thẩm quyền đầu tư mở rộng, nâng cấp các tuyến đường đã được quy hoạch và vận động nhân dân tự giác bàn giao mặt bằng để triển khai các dự án mở rộng, nâng cấp các tuyến đường đúng tiến độ.

- Tăng cường xây dựng các thiết chế văn hóa, huy động mọi nguồn vốn để xây dựng các cổng chào thôn, xã, các nhà sinh hoạt cộng đồng, xây dựng các cơ vật chất trong trường học, sàn ủy nghĩa trang nhân dân.

- Dự án xây dựng cầu liên thôn Ka đong - A Xăng.

- Dự án mở rộng cây cầu cửa ngõ Thượng Long.

- Dự án nâng cấp, mở rộng đường giao thôn vào trường mầm non xã.

- Dự án đường liền xã Thôn 1 Thượng Long - Thôn 3 Thượng Quảng.

- Dự án đường sản xuất A Kỳ giai đoạn 4.

- Quy hoạch chung xã nông thôn mới giai đoạn 2020-2030.

* Người chỉ đạo: Đồng chí Lê Minh Khánh - Chủ tịch UBND xã.

* Công chức tham mưu thực hiện: Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường, Tài chính - kế toán, Văn hóa - xã hội, đồng chí Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp, Bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng Ban Mặt trận dân cư các thôn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.

b) Đối với các nội dung, nhiệm vụ:

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái; Tích cực thu hút các nguồn lực đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo hướng liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nông dân với doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại.

- Tập trung cải tạo và phát triển vườn, xóa bỏ cây keo trong vườn nhà, phấn đấu 70% diện tích vườn tạp sang mô hình vườn nhà trồng ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.Tập trung triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tăng cường chuyển đổi một số vùng đất lâm nghiệp và đất cao su có điều kiện thuận lợi sang trồng cây ăn quả và lập vườn đồi, trang trại tạo ra các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, phấn đấu đến năm 2025 hình thành các vùng cây ăn quả và trang trại, trong đó tập trung phát triển cây cam , bưởi…..

- Tiếp tục rà soát bổ sung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp với yêu cầu phát triển. Sắp xếp tổ chức lại sản xuất theo quy hoạch, quy hoạch phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, các vùng chăn nuôi; Phát triển chăn nuôi theo hướng thực hiện nạc hóa đàn lợn, zebu hóa đàn bò; mở rộng diện tích trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Hình thành và phát triển Mô hình liên kết chăn nuôi bò với doanh nghiệp, tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, HTX;  theo hướng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản.

- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhân dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, tài nguyên khoán sản trên địa bàn xã gắn với bảo vệ môi trường, trồng thêm cây xanh để tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp tại các tuyến đường trên địa bàn xã. Ổn định diện tích rừng trồng, đầu tư thâm canh rừng trồng gỗ lớn để nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành, các thôn và cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng. Tiếp tục giao đất, giao rừng cho cộng đồng, nhóm hộ, gia đình, cá nhân quản lý, bảo vệ kết hợp với nuôi ong lấy mật vùng đệm tại tiểu khu 407, 408.

- Đề án, kế hoach phát triển kinh tế vườn nhà trồng cây ăn quả đặc sản

- Đề án, kế hoạch phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại và gia trại.

- Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ vùng sản xuất nông, lâm nghiệp.

- Đề án Chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa thường xuyên thiếu nước, khô hạn, hiệu quả thấp sang trồng cây hàng năm khác có giá trị kinh tế cao hơn.

  * Người chỉ đạo: Đồng chí Phạm Văn Núy - Phó Chủ tịch UBND xã.

Các đồng chí công chức Địa chính – Nông nghiệp - Xây dựng và môi trường, Kế toán ngân sách xã, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và trưởng thôn các thôn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.

          * Công chức tham mưu thực hiện: Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và môi trường, Kế toán ngân sách xã, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và trưởng thôn các thôn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.

2. Chương trình: Tập trung phát triển dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp theo hướng bền vững

Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động dịch vụ trên địa bàn theo hướng kết hợp truyền thống với hiện đại, tạo sự liên kết giữa sản xuất và dịch vụ, giữa các địa bàn và các đơn vị để mở rộng thị trường giao lưu hàng hóa.

Đa dạng các sản phẩm dịch vụ, phát triển có trọng tâm trọng điểm các loại hình dịch vụ chất lượng cao mà xã có lợi thế. Đầu tư hình thành các điểm du lịch sinh thái cộng đồng.

Nâng cao chất lượng dịch vụ thương mại, tạo điều kiện cho các công ty đầu tư vào địa bàn; động viên nhân dân tích cực phát huy lợi thế để phát triển thương mại, dịch vụ và lợi thế hiện có..., đẩy mạnh xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm tăng thu nhập.

Tiếp tục tranh thủ nguồn vốn đầu tư thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển của huyện. Hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn; từng bước phát triển tiểu thủ công nghiệp. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực dịch vụ.

Dự án quy hoạch các điểm du lịch sinh thái cộng đồng

Đề án bảo tồn và phát triển nhà truyền thống dân tộc cơ tu

* Người chỉ đạo: Đồng chí Lê Minh Khánh - Chủ tịch UBND xã.

* Công chức tham mưu thực hiện: Địa chính - xây dựng - và môi trường, Tài chính - kế toán, Văn hóa - xã hội, các đồng chí Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp, Bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng Ban Mặt trận dân cư các thôn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.

3. Chương trình quản lý quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với bảo vệ môi trường

 Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất A Kỳ và hệ thống đường vào vùng sản xuất tập trung trên địa bàn.

 Hoàn thành nhà máy nước trên địa bàn.

 Dự án Đường Quốc phòng Thượng Long, Nam Đông - A Vương, Tây Giang gắn với phát triển du lịch sinh thái cộng đồng kết nối.

 Dự án Định canh định cư Khe Biêng.

* Người chỉ đạo: Đồng chí Lê Minh Khánh – Chủ tịch UBND xã.

* Công chức tham mưu thực hiện: Địa chính - xây dựng - và môi trường, Tài chính - kế toán, Bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng Ban Mặt trận dân cư các thôn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.

4. Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và hoạt động văn hóa

- Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn xã theo hướng tiếp cận trình độ tiên tiến để phục vụ thiết thực mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng xã sớm đạt chuẩn nông thôn mới.

- Tiếp tục xây dựng hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong; tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng dân số, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. 

- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh gắn với xây dựng nông thôn mới.  Bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Cơ tu; dần hình thành các mô hình làng văn hóa thu nhỏ để đưa vào khai thác phục vụ hoạt động du lịch.

- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thể dục, thể thao. Khuyến khích đầu tư, phát triển các môn thể thao mới phù hợp với tình hình và xu hướng hiện nay. Thực hiện đổi mới phương thức quản lý các thiết chế văn hóa - thông tin cấp xã. Nâng cao chất lượng, thời lượng của các chương trình truyền hình, truyền thanh địa phương.

- Đề án bảo tồn làng văn hóa truyền thống dân tộc Cơ tu.

* Người chỉ đạo: Đồng chí Phạm Văn Núy - Phó Chủ tịch UBND xã.

* Công chức tham mưu thực hiện: Văn hóa - xã hội, trạm y tế, Tài chính - kế toán, Bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng Ban Mặt trận dân cư các thôn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.

5. Chương trình thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Nâng cao chất lượng đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện mọi mặt đời sống cho nhân dân; triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

          Cùng với thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước, phát huy tích cực các phong trào vận động đền ơn, đáp nghĩa trong xã hội, đảm bảo chăm lo đời sống cho các gia đình chính sách có mức sống ngang bằng với mức sống trung bình của nhân dân; tăng cường công tác quản lý, đảm bảo thực hiện đúng quy định, kịp thời không để xảy ra trường hợp sai sót, trùng lập.

          Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức thực hiện chương trình giảm nghèo theo hướng phát huy nội lực của cả hệ thống chính trị, triển khai có hiệu quả các chương trình, giải pháp giảm nghèo, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống; lãnh đạo các chi bộ, các đoàn thể giúp đỡ, hỗ trợ hộ nghèo, đồng hành cùng hộ nghèo, có kế hoạch, biện pháp giúp đỡ hộ nghèo thoát nghèo bền vững. Đến cuối năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới ½ hộ.

          Rà soát kết nối nhu cầu lao động của các công ty, doanh nghiệp và nhu cầu việc làm của người lao động trên địa bàn, nhất là đối với người lao động thuộc các hộ trong diện nghèo, tạo việc làm và tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân.

Kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2021-2026.

Kế hoạch giúp đỡ hộ nghèo giai đoạn 2021-2026.

* Người chỉ đạo: Đồng chí Phạm Văn Núy – Phó Chủ tịch UBND xã.

* Công chức tham mưu thực hiện: Văn hóa - xã hội, các trưởng thôn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.

6. Chương trình tăng cường quốc phòng, an ninh và công tác nội chính

Tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, ngăn chặn và đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội, giữ vững ổn định chính trị.

Tiếp tục quán triệt Chỉ thị 16-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên trong tình hình mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quân sự, quốc phòng địa phương; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống; chú trọng công tác giáo dục chính trị và huấn luyện quân sự cơ bản, thiết thực, hiệu quả và an toàn cho lực lượng dân quân, lực lượng dự bị động viên. Hàng năm, đạt 100% chỉ tiêu công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ đảm bảo chất lượng.

Tiếp tục xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế và công tác quân sự địa phương; thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, chú trọng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho bộ đội hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.

Tiếp tục thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về bảo vệ Tổ quốc, chủ động đấu tranh phòng ngừa, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự; duy trì thường xuyên và có chiều sâu phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, huy động sức mạnh của hệ thống chính trị trong chuyển hóa địa bàn, tụ điểm phức tạp về tội phạm và các tệ nạn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, trong đó phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng công an, bảo vệ nông thôn; phối hợp chặt chẽ với các địa bàn giáp ranh trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.

  Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về giao thông trong nhân dân; phối hợp các cơ quan chức năng xử lý triệt để, không để xảy ra tình trạng tụ tập gây rối trật tự công cộng, đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn xã.

Xây dựng lực lượng cán bộ, chiến sỹ Công an trong sạch, vững mạnh chính trị tư tưởng, nắm chắc quy trình, nghiệp vụ cơ bản, gắn bó mật thiết với nhân dân đáp ứng tốt yêu cầu thực hiện nhiệm vụ; thường xuyên kiện toàn, củng cố lực lượng bảo vệ thôn xóm, tiếp tục xây dựng thôn tự quản về an ninh trật tự, thôn an toàn, không có tội phạm ẩn náu, kịp thời phát hiện tội phạm (nếu có); xây dựng môi trường xã hội vững mạnh, không có tệ nạn xã hội.

  Tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, giám sát, tập trung vào các lĩnh vực đất đai, tài chính, xây dựng cơ bản,…; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật. Làm tốt công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; tăng cường công tác đối thoại, hòa giải ngay từ khi phát sinh vụ việc; hạn chế khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện đông người.  

* Người chỉ đạo: Đồng chí Lê Minh Khánh - Chủ tịch UBND xã.

* Công chức tham mưu thực hiện: Ban CHQS, Công an xã, Tài chính - kế toánBí thư chi bộ, trưởng thôn, Thôn đội, CAV thôn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.

8. Chương trình xây dựng chính quyền và cải cách hành chính.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính trên các lĩnh vực: thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tài chính công và hiện đại hóa hành chính tại địa phương.

- Rà soát, bổ sung và hoàn thiện các quy chế của cơ quan, đơn vị. Chú trọng tổ chức thực hiện tốt quy chế văn hóa công sở, quy tắc ứng xử trong các cơ quan, đơn vị; quy định nêu gương trong thực thi công vụ.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của UBND các cấp, gắn với nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu. Đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với công tác dân vận chính quyền.

- Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền các cấp theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6, 7 (khóa XII).

* Người chỉ đạo: Đồng chí Lê Minh Khánh - Chủ tịch UBND xã.

* Công chức tham mưu thực hiện: Văn hóa - xã hội, Tài chính - Kế hoạch,Tư pháp, Văn phòng HĐND và UBND xã.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 Đảng ủy, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội đều thực hiện kế hoạch trên, bố trí nguồn lực, kinh phí và xác định thời gian thực hiện hoàn thành các nội dung của chương trình; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, các chỉ tiêu, chương trình, dự án trọng điểm kinh tế - xã hội hàng năm và cả nhiệm kỳ đề ra./.

 

theo Lê Thị Năm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.005
Truy cập hiện tại 353