Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Bao giờ Đà Nẵng hết dịch bệnh chúng tôi mới về
Ngày cập nhật 07/08/2020

Các thầy thuốc từ Hải Phòng và Bình Định đã đến Đà Nẵng, sẵn sàng tham gia điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Tất cả đều đồng lòng khi nào Đà Nẵng hết dịch thì mới trở về.

 

Đoàn y bác sĩ tỉnh Bình Định đến hỗ trợ Đà Nẵng với quyết tâm bao giờ hết dịch bệnh mới trở về. Ảnh: VGP/Lưu Hương

Trong hai ngày 5 và 6/8, gần 60 y, bác sĩ, điều dưỡng của Hải Phòng và Bình Định đã tới Đà Nẵng để đến các bệnh viện (BV) dã chiến, BV phong tỏa hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

BS. Đặng Tuấn Hải, công tác tại BVĐK tỉnh Bình Định, Trưởng đoàn Bình Định cho biết, đến tối 5/8, chỉ sau 1 ngày có văn bản đề nghị hỗ trợ của Đà Nẵng, số lượng thầy thuốc đăng ký lên đường đã lên đến gần 100 người. Sở Y tế Bình Định phải cân nhắc rất kỹ từng trường hợp, đánh giá về điều kiện khoa phòng, cũng như hoàn cảnh gia đình của từng người để chọn ra 25 thầy thuốc, trong đó có 8 bác sĩ đến Đà Nẵng đợt này.

“Đây là những thầy thuốc trẻ, khoẻ, chưa có gia đình, rất nhiệt huyết với công tác Đoàn cũng như trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Chuyên môn của 8 bác sĩ rất đa dạng, có cả nội khoa, ngoại khoa, hồi sức, tai mũi họng, đến y học dự phòng... với mong muốn phục vụ tốt nhất cho BV dã chiến Tiên Sơn. Được sự ủng hộ nhiệt tình từ lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Sở Y tế Bình Định cũng như gia đình, nên chúng tôi rất yên tâm và tin tưởng sẽ chiến thắng dịch bệnh cùng Đà Nẵng”, BS. Hải chia sẻ.

Còn điều dưỡng Nguyễn Công Huấn, công tác tại BVĐK tỉnh Bình Định cho biết, lúc viết đơn đăng ký đi Đà Nẵng, anh chưa xin phép gia đình, nhưng tự tin trả lời lãnh đạo khoa: “Hồi xưa ba tôi cũng đi chiến trường tự nguyện, bây giờ tôi đi, chắc chắn ba sẽ đồng ý".

Sau khi đăng ký, Nguyễn Công Huấn gọi điện về nhà và được gia đình ủng hộ hết lòng; dặn dò đến Đà Nẵng phải giữ gìn sức khỏe, nỗ lực hết mình giúp các bạn Đà Nẵng trong công tác điều trị. “Khi viết đơn đồng nghĩa là tôi vững tin cuộc chiến chống dịch này sẽ thành công. Trước khi đi, chúng tôi nhận được sự động viên của các đồng chí lãnh đạo và cùng nhau quyết tâm bao giờ hết dịch thì mới về”, anh Huấn tâm sự.

Cũng với một quyết tâm chiến thắng đại dịch, 33 y, bác sĩ của Hải Phòng đã đến Đà Nẵng vào chiều 5/8. 

Điều dưỡng Bùi Thị Nhàn, công tác tại BV Việt Tiệp chia sẻ: “Khi có công văn của lãnh đạo BV, tôi gọi điện ngay cho ông xã, ‘chồng ơi em xung phong đi Đà Nẵng nhé’. Chồng tôi không ngần ngại, ‘ừ em đi đi, mọi việc ở nhà đã có anh lo’".

Các thầy thuốc của Hải Phòng lên đường với quyết tâm sẽ kề vai sát cánh cùng đồng nghiệp Đà Nẵng trong cuộc chiến này. “Ngày trở về quê hương có thể còn rất lâu, nhưng chúng tôi không ngần ngại, sẵn sàng vào Đà Nẵng, sẵn sàng vào tâm dịch, sẵn sàng phục vụ tại BV dã chiến, sẵn sàng chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19… Chúng tôi đã quyết tâm như thế. Bao giờ Đà Nẵng hết dịch chúng tôi mới yên tâm trở về", điều dưỡng Nhàn cho biết.

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng Trần Anh Cường, sau khi biết dịch COVID-19 ở Đà Nẵng diễn phức tạp, rất cần sự hỗ trợ từ các địa phương, chỉ trong 1 ngày đã có rất nhiều y, bác sĩ đăng ký tình nguyện vào hỗ trợ Đà Nẵng. Sở Y tế đã chọn 33 cán bộ, trong đó có nhiều bác sĩ giỏi, trưởng khoa quan trọng của BV tuyến thành phố. 

 

Ngoài nhân lực, Hải Phòng còn ủng hộ Đà Nẵng 5 tỷ đồng và 200.000 khẩu trang. Ảnh: VGP/Lưu Hương     

Cùng với hỗ trợ về nhân lực, Hải Phòng cũng ủng hộ Đà Nẵng 5 tỷ đồng, 200.000 khẩu trang để phòng, chống dịch COVID-19. “Với sự hỗ trợ của cả nước, Đà Nẵng sẽ sớm dập tắt được dịch bệnh", Phó Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng tin tưởng.

Trước đó, vào sáng 4/8, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã gửi công văn đến TP. Hải Phòng và tỉnh Bình Định, mong 2 địa phương này hỗ trợ về nhân lực ngành y cho cuộc chiến chống COVID-19 ở Đà Nẵng.

Nhân lực ngành y tế Đà Nẵng đang ở vào thời điểm rất khó khăn khi đội ngũ y, bác sĩ, kỹ thuật viên y tế công tác tại các BV lớn và các cơ sở y tế của Thành phố đang trong tình trạng cách ly toàn bộ hoặc cách ly một phần. Chính vì thế, ngành y tế Đà Nẵng rất cần sự hỗ trợ, giúp sức từ các đồng nghiệp ở các tỉnh, thành phố để điều trị bệnh nhân nói chung và bệnh nhân mắc COVID-19 nói riêng, nhất là tại các BV dã chiến chuẩn bị đưa vào sử dụng.

 
Đoàn y bác sĩ tỉnh Bình Định đến hỗ trợ Đà Nẵng với quyết tâm bao giờ hết dịch bệnh mới trở về. Ảnh: VGP/Lưu Hương

Trong hai ngày 5 và 6/8, gần 60 y, bác sĩ, điều dưỡng của Hải Phòng và Bình Định đã tới Đà Nẵng để đến các bệnh viện (BV) dã chiến, BV phong tỏa hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

BS. Đặng Tuấn Hải, công tác tại BVĐK tỉnh Bình Định, Trưởng đoàn Bình Định cho biết, đến tối 5/8, chỉ sau 1 ngày có văn bản đề nghị hỗ trợ của Đà Nẵng, số lượng thầy thuốc đăng ký lên đường đã lên đến gần 100 người. Sở Y tế Bình Định phải cân nhắc rất kỹ từng trường hợp, đánh giá về điều kiện khoa phòng, cũng như hoàn cảnh gia đình của từng người để chọn ra 25 thầy thuốc, trong đó có 8 bác sĩ đến Đà Nẵng đợt này.

“Đây là những thầy thuốc trẻ, khoẻ, chưa có gia đình, rất nhiệt huyết với công tác Đoàn cũng như trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Chuyên môn của 8 bác sĩ rất đa dạng, có cả nội khoa, ngoại khoa, hồi sức, tai mũi họng, đến y học dự phòng... với mong muốn phục vụ tốt nhất cho BV dã chiến Tiên Sơn. Được sự ủng hộ nhiệt tình từ lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Sở Y tế Bình Định cũng như gia đình, nên chúng tôi rất yên tâm và tin tưởng sẽ chiến thắng dịch bệnh cùng Đà Nẵng”, BS. Hải chia sẻ.

Còn điều dưỡng Nguyễn Công Huấn, công tác tại BVĐK tỉnh Bình Định cho biết, lúc viết đơn đăng ký đi Đà Nẵng, anh chưa xin phép gia đình, nhưng tự tin trả lời lãnh đạo khoa: “Hồi xưa ba tôi cũng đi chiến trường tự nguyện, bây giờ tôi đi, chắc chắn ba sẽ đồng ý".

Sau khi đăng ký, Nguyễn Công Huấn gọi điện về nhà và được gia đình ủng hộ hết lòng; dặn dò đến Đà Nẵng phải giữ gìn sức khỏe, nỗ lực hết mình giúp các bạn Đà Nẵng trong công tác điều trị. “Khi viết đơn đồng nghĩa là tôi vững tin cuộc chiến chống dịch này sẽ thành công. Trước khi đi, chúng tôi nhận được sự động viên của các đồng chí lãnh đạo và cùng nhau quyết tâm bao giờ hết dịch thì mới về”, anh Huấn tâm sự.

Cũng với một quyết tâm chiến thắng đại dịch, 33 y, bác sĩ của Hải Phòng đã đến Đà Nẵng vào chiều 5/8. 

Điều dưỡng Bùi Thị Nhàn, công tác tại BV Việt Tiệp chia sẻ: “Khi có công văn của lãnh đạo BV, tôi gọi điện ngay cho ông xã, ‘chồng ơi em xung phong đi Đà Nẵng nhé’. Chồng tôi không ngần ngại, ‘ừ em đi đi, mọi việc ở nhà đã có anh lo’".

Các thầy thuốc của Hải Phòng lên đường với quyết tâm sẽ kề vai sát cánh cùng đồng nghiệp Đà Nẵng trong cuộc chiến này. “Ngày trở về quê hương có thể còn rất lâu, nhưng chúng tôi không ngần ngại, sẵn sàng vào Đà Nẵng, sẵn sàng vào tâm dịch, sẵn sàng phục vụ tại BV dã chiến, sẵn sàng chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19… Chúng tôi đã quyết tâm như thế. Bao giờ Đà Nẵng hết dịch chúng tôi mới yên tâm trở về", điều dưỡng Nhàn cho biết.

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng Trần Anh Cường, sau khi biết dịch COVID-19 ở Đà Nẵng diễn phức tạp, rất cần sự hỗ trợ từ các địa phương, chỉ trong 1 ngày đã có rất nhiều y, bác sĩ đăng ký tình nguyện vào hỗ trợ Đà Nẵng. Sở Y tế đã chọn 33 cán bộ, trong đó có nhiều bác sĩ giỏi, trưởng khoa quan trọng của BV tuyến thành phố. 

 

Ngoài nhân lực, Hải Phòng còn ủng hộ Đà Nẵng 5 tỷ đồng và 200.000 khẩu trang. Ảnh: VGP/Lưu Hương     

Cùng với hỗ trợ về nhân lực, Hải Phòng cũng ủng hộ Đà Nẵng 5 tỷ đồng, 200.000 khẩu trang để phòng, chống dịch COVID-19. “Với sự hỗ trợ của cả nước, Đà Nẵng sẽ sớm dập tắt được dịch bệnh", Phó Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng tin tưởng.

Trước đó, vào sáng 4/8, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã gửi công văn đến TP. Hải Phòng và tỉnh Bình Định, mong 2 địa phương này hỗ trợ về nhân lực ngành y cho cuộc chiến chống COVID-19 ở Đà Nẵng.

Nhân lực ngành y tế Đà Nẵng đang ở vào thời điểm rất khó khăn khi đội ngũ y, bác sĩ, kỹ thuật viên y tế công tác tại các BV lớn và các cơ sở y tế của Thành phố đang trong tình trạng cách ly toàn bộ hoặc cách ly một phần. Chính vì thế, ngành y tế Đà Nẵng rất cần sự hỗ trợ, giúp sức từ các đồng nghiệp ở các tỉnh, thành phố để điều trị bệnh nhân nói chung và bệnh nhân mắc COVID-19 nói riêng, nhất là tại các BV dã chiến chuẩn bị đưa vào sử dụng.

 
Theo Lưu Hương
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.005
Truy cập hiện tại 4